Chọn ngành vào đại học, yếu tố nào quan trọng?

08/03/2022

Học ngành nào vừa phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân, điều kiện kinh tế gia đình, đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội để có việc làm khi ra trường và nuôi dưỡng những hoài bão của mình là mục đích quan trọng nhất để thí sinh lựa chọn ngành nghề học tập.

1. Chọn nghề phù hợp với sở thích và hứng thú của bản thân

Cuộc đời hạnh phúc nhất khi được sống với đam mê và sở thích của bản thân, việc chọn nghành học quyết định lớn đến hướng đi nghề nghiệp trong tương lai của bạn. Hãy chọn một ngành học thực sự phù hợp với sở thích và hứng thú của bản thân.

Ví dụ bạn đam mê tính toán và những con số, bạn có thể nghiên cứu các ngành nghề như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, tài chính kế toán. Còn những bạn có khả năng cảm thụ văn học, giàu cảm xúc, có năng khiếu viết văn, hoạt ngôn nên lựa chọn những ngành về báo chí, truyền thông, giáo viên….. không thể nào bắt người có năng khiếu toán học chọn ngành nghề liên quan đến văn học hoặc ngược lại nếu người ấy không có hứng thú và năng khiếu đúng không nào?

  1. Bản thân có đủ điều kiện đáp ứng:

Điều kiện để bản thân lựa chọn ngành nghề theo đuổi cần được cân nhắc kỹ lưỡng, đó là các yếu tố đầu ra, khả năng tài chính, thời gian.

Nếu bạn lựa chọn một ngành học có chi phí cao hoặc bạn mong muốn được đi du học đòi hỏi bạn phải có nỗ lực lớn và quyết tâm theo đuổi mục tiêu của mình. Bạn có thể chăm chỉ học tập và dành học bổng để giảm chi phí đóng học và vươn tới ước mơ của mình.

Bên cạnh đó, năng lực đáp ứng được các yêu cầu của nghề nghiệp còn là sức khỏe phù hợp, đảm bảo với cường độ lao động và tính chất lao động.

3. Năng lực đáp ứng được các yêu cầu của nghề nghiệp; Tính cách phù hợp; Sức khỏe; Điều kiện, hoàn cảnh gia đình đáp ứng được chi phí đào tạo, nuôi dưỡng nghề….

Năng lực đáp ứng được các yêu cầu của nghề nghiệp cũng tương tự như những điều kiện đáp ứng với nghề khi lựa chọn nhưng đối với yếu tố năng lực còn lại yếu tố nội lực. Có nghĩa là nó nằm ngay chính bản thân bạn: Tính cách, sức khỏe, đam mê…. Khi bản thân bạn thực sự yêu, thích và quyết tâm chắc chắn những điều kiện này sẽ đáp ứng được yêu cầu của ngành học và nghề nghiệp trong tương lai của bạn.


4. Chọn ngành, chọn nghề khi đã có hiểu biết đầy đủ về ngành/nghề

Khi chọn ngành chọn nghề bạn nên đặt ra các câu hỏi bạn thắc mắc về nghề và hãy tìm hiểu thật kỹ và tự trả lời các câu hỏi bao gồm:

“Tôi thích ngành gì, nghề gì?”: Khi bạn có đam mê và hứng thú với công việc chắc chắn bạn sẽ theo đuổi nó đến cùng và sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách và thành công với nó.

“Tôi làm được nghề gì?” Nếu chỉ thích thôi thì chưa đủ, bạn cần phải có năng lực, tính cách, thể chất phù hợp để đáp ứng được những yêu cầu của công việc, hãy cân nhắc thật kỹ các bạn nhé!

“Tôi cần làm nghề gì?” Chỉ thích và có năng lực thôi chưa đủ để bạn có mức thu nhập tốt phục vụ cho cuộc sống, bạn cần tìm hiểu xu hướng nghề trong xã hội, ngành nghề nào đang được đầu tư nhiều, ngành nghề nào đang “HOT” và ngành nghề nào mang đến nguồn thu nhập tốt.

Ví dụ: Trong thời đại Cách mạng 4.0, sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin thì ngành này chính là xu hướng. Hay những năm gần đây, các Quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc đầu tư mạnh vào Việt Nam mang đến nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ biết ngoại ngữ. Đây cũng chính là xu hướng trong những năm tiếp theo.Việc xác định được xu hướng ngành nghề HOT là điều kiện cần thiết cho mỗi thí sinh trước ngưỡng cửa cuộc đời.

5. Chọn nghề đáp ứng được những giá trị mà bản thân coi là quan trọng và có ý nghĩa

Hãy liệt kê những giá trị mà bản thân bạn coi trọng từ đó bạn sẽ đưa ra được lựa chọn nghề phù hợp. Ví dụ, có những bạn đề cao giá trị tinh thần, hứng thú với các hoạt động cộng đồng, thiện nguyện và gắn kết con người bạn có thể lựa chọn các nghề như: Truyền thông nội bộ, công tác đoàn.

Còn nếu bạn cho rằng đối với bạn cứu sống người bệnh là giá trị và ý nghĩa thì bạn có thể chọn nghề y, dược là nghề để mình theo đuổi…..

Học ngành nào vừa phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân, điều kiện kinh tế gia đình, đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội để có việc làm khi ra trường và nuôi dưỡng những hoài bão của mình là mục đích quan trọng nhất để thí sinh lựa chọn ngành nghề học tập. Hãy lắng nghe bản thân và lựa chọn ngành học yêu thích, theo đuổi ước mơ của mình nhé. Chúc bạn thành công!