Tài chính ngân hàng

Ngành Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Nguyễn Trãi được thành lập theo Quyết định số 48/QĐ-ĐHNT ngày 03 tháng 09 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Trãi về việc ban hành chương trình đào tạo các ngành, chuyên ngành hệ đại học chính quy của Trường Đại học Nguyễn Trãi áp dụng từ năm học 2018-2019; Quyết định số 133/QĐ-ĐHNT ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Trãi về việc về việc ban hành chương trình đào tạo các ngành, chuyên ngành hệ đại học chính quy của Trường Đại học Nguyễn Trãi áp dụng từ năm học 2019-2020.

  1. Tên ngành đào tạo: Tài chính – Ngân hàng (Finance and banking)
  2. Trình độ đào tạo: Đại học (Bachelor)
  3. Chuẩn về kiến thức:

– Nắm vững những kiến thức về Kinh tế và Quản trị kinh doanh như: Kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế lượng, nguyên lý thống kê, nguyên lý kế toán, marketing căn bản.

– Có kiến thức về pháp luật, nhất là các quy định của pháp luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng.

– Nắm vững và vận dụng được vào thực tiễn các kiến thức về tài chính – ngân hàng hiện đại: Lý thuyết tài chính- Tiền tệ; Tài chính quốc tế; Quản trị kinh doanh ngân hàng; Thanh toán quốc tế; Kinh doanh ngoại hối; Kinh doanh bảo hiểm; Thuế; Tài chính doanh nghiệp; Thị trường chứng khoán và Ngân hàng Trung ương hiện đại.

– Vận dụng một cách vững vàng các kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ Tài chính – Ngân hàng và nắm vững các chính sách, chế độ, cơ chế, quy chế, quy trình của nghiệp vụ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng.

  1. Chuẩn về kĩ năng

4.1. Kỹ năng nghề nghiệp

– Thao tác thành thạo những nghiệp vụ chuyên môn về Tài chính- Ngân hàng như: thống kê tài chính- ngân hàng; Lập và phân tích báo cáo tài chính; Các nghiệp vụ tín dụng; Nghiệp vụ kế toán và giao dịch ngân hàng; Nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối; Nghiệp vụ marketing; Quản trị rủi ro; Các nghiệp vụ của Ngân hàng Trung ương.

– Sử dụng toán học, các phương pháp lượng hoá và thống kê trong lĩnh vực Tài chính – Tiền tệ – Tín dụng – Ngân hàng.

– Hiểu, biết, vận dụng các quy định luật pháp trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng trong giải quyết công việc được giao hiệu quả, đúng pháp luật.

– Giao tiếp, đọc, hiểu, viết tiếng Anh tốt, có khả năng sử dụng tiếng Anh trong chuyên môn, đạt trình độ tiếng Anh IELTS từ 5.0 trở lên.

– Thành thạo tin học văn phòng (Microsoft Word, Excel, PowerPoint); có khả năng sử dụng các phần mềm nghiệp vụ tài chính, ngân hàng và kế toán.

– Có khả năng làm việc độc lập; Sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ được giao.

– Chịu áp lực cao trong công việc.

4.2. Kỹ năng “mềm” (soft skills)

– Tư duy logic,  sáng tạo dám nghĩ, dám làm, chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao.

– Có khả năng xây dựng kế hoạch và sử dụng thời gian, các nguồn lực, có khả năng lựa chọn những công việc cần ưu tiên và tổ chức thực hiện một cách khoa học, hiệu quả.

– Có khả năng tổ chức thành thạo các sinh hoạt thảo luận chuyên môn, thuyết phục, tôn trọng, trợ giúp, chia sẻ, chung sức với các thành viên trong và ngoài đơn vị. Có năng lực tổ chức và điều hành hoạt động nhóm làm việc hiệu quả sẵn sàng hợp tác trong công việc và thiết lập các mối quan hệ công việc với đồng nghiệp và khách hàng.

 – Vận dụng được kỹ năng tổng hợp trong giao tiếp như: Lắng nghe, đàm phán, đặt câu hỏi, thuyết trình, xử lý các phản hồi của khách hàng và giao tiếp qua điện thoại.

– Có năng lực kết hợp giữa kỹ năng nghề nghiệp và  kỹ năng “mềm” trong giải quyết công việc được giao đạt hiệu quả cao.

  1. Chuẩn mực về thái độ

Sinh viên tốt nghiệp có:

  • Phẩm chất đạo đức cá nhân tốt như: Tự tin không chỉ trong công việc liên quan đến tài chính – ngân hàng, linh hoạt trong việc tìm các giải pháp trong và ngoài chuyên môn tài chính -ngân hàng, đương đầu với rủi ro, nhiệt tình, say mê, sáng tạo, tinh thần tự tôn, hiểu biết văn hóa và có khát vọng vươn lên để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia cao cấp.
  • Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp như: Trung thực, cẩn thận, tác phong làm việc chuyên nghiệp, tự giác phát triển sản phẩm sáng tạo v.v…

– Phẩm chất đạo đức xã hội như: Chấp hành các qui định của nhà nước và pháp luật, sống và làm việc có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, trân trọng các giá trị đạo đức của dân tộc, hiểu biết vai trò của ngành tài chính – ngân hàng trong cộng đồng để nâng cao giá trị của cuộc sống

  1. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp có năng lực quản lý, điều hành các lĩnh vực công việc sau:

– Tín dụng

– Kế hoạch nguồn vốn

– Kế toán và giao dịch

– Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối

– Kinh doanh thẻ

– Kế hoạch tổng hợp

– Kho quỹ

– Kinh doanh bảo hiểm

– Tài chính doanh nghiệp

– Các công việc trong các công ty chứng khoán, Ủy ban chứng khoán, các Vụ, Cục và các Chi nhánh của ngân hàng Nhà nước.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

– Đủ trình độ tham gia các khóa học, bồi dưỡng nâng cao ngắn hạn về Tài chính – Ngân hàng trong và ngoài nước.

–  Đủ trình độ và kỹ năng để học bằng đại học thứ 2 của các chuyên ngành liên quan.

–  Đủ năng lực đăng ký học bậc sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sỹ) của các chuyên ngành Kinh tế, Tài chính – Ngân hàng tại các trường  trong và ngoài nước.

  1. Các chương trình, tài liệu tham khảo
  2. Assessment Tolkit Resources, Writing learning outcomes, http://www.mq.edu.au/
  3. How to design learning outcomes in higher education, http://nvao.net
  4. Writing learning outcomes, http://www.lru.bcit.ca
  5. Report of Academic standards and quality assurance committee, University of Central Lancashire, 2007
  6. Đại học FHM (Cộng hòa liên bang Đức), Đại học tổng hợp Honolulu (Mỹ), Challenger Tafe (Australia), Sunderland (Vương Quốc Anh), Đại học Rizal System (Phillipiness)…
  7. Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22 tháng 4 năm 2010 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo.
  8. Chuẩn nào cho chuẩn, http://www.maivoo.com
  9. Đâu là chuẩn ra, http://www.tuoitre.com.vn
  10. Chuẩn đầu ra của một số trường Đại học của Việt Nam.