Học ngành Logistics & Quản Lý Chuỗi Cung Ứng – Nên hay không!!!

08/03/2022

Bạn đã từng nghe về ngành Logistics & Quản lý Chuỗi cung ứng? Rất nhiều người không nhận ra rằng, tuy tên gọi có vẻ xa lạ nhưng ngành Logistics & Quản lý Chuỗi cung ứng đang ngày ngày ảnh hưởng đến cuộc sống hiện đại của chúng ta. Ngành Logistics đảm bảo hàng hóa và dịch vụ đến đúng nơi và đúng thời điểm. Các nhà Logistics giám sát vòng đời của sản phẩm, vị trí lưu hàng và trạng thái vận chuyển… Cơ hội trở thành công dân toàn cầu, lương hấp dẫn, công việc đa dạng… là những lý do giúp sinh viên đưa ra quyết định nên hay không chọn học ngành Logistics & Quản lý Chuỗi cung ứng.

Nhân lực Logistics đang “bị” săn đón trên thị trường.

Ngành Logistics & Quản lý Chuỗi cung ứng hấp dẫn là thế, tuy nhiên, nhân lực ngành này ở nước ta lại cực kì ít ỏi. Bạn biết không? Theo số liệu từ viện Nghiên cứu phát triển Logistics, hơn 50% doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay thiếu đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn về Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, khoảng 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên!

Theo Hiệp hội Các doanh nghiệp Logistics Việt Nam, chỉ tính riêng nguồn nhân lực cho các công ty cung cấp dịch vụ Logistics (không bao gồm các công ty vận tải thủy, bộ, biển, hàng không, chuyển phát nhanh, cảng thuần túy) từ nay tới năm 2030 sẽ cần đào tạo mới và bài bản 250.000 nhân sự. Nhiều vị trí khan hiếm nhân lực từ lãnh đạo – quản trị tới quản lý, giám sát và cả nhân viên chuyên nghiệp. Nếu tính thêm các công ty vận tải và các công ty sử dụng dịch vụ Logistics thì trong vòng 15 năm tới, Việt Nam cần đào tạo 717.500 nhân sự Logistics các cấp.

Cơ hội việc làm tốt với mức lương “cạnh tranh”

Theo báo cáo lương 2016 của Jobstreet – một trong những mạng việc làm trực tuyến lớn nhất tại châu Á, mức lương khởi điểm đối với ngành Logistics & Quản lý Chuỗi cung ứng dao động 5 – 9 triệu đồng một tháng. Con số này sẽ tăng dần theo kinh nghiệm, kỹ năng. Với vị trí cấp cao và trưởng nhóm, mức lương trung bình tăng từ 15 – 23 triệu đồng một tháng, thậm chí có những công ty sẵn sàng trả 80 – 100 triệu đồng một tháng.

“Nếu các em đang tìm kiếm một nghề trong ngành công nghiệp năng động và phát triển nhanh chóng, ngành Logistics & Quản lý Chuỗi cung ứng là một sự lựa chọn tốt. Các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như khu vực ASEAN đều có nhu cầu lớn trong việc săn tìm các chuyên gia lĩnh vực này”, Giáo sư Mathews Nkhoma cho biết.

Quá nhiều sự “lựa chọn” về việc làm.

Dù Logistics là một chuyên ngành khá mới và đặc thù, nhưng trong Logistics vẫn có rất nhiều mảng việc làm bạn có thể theo đuổi, chẳng hạn như thu mua, xuất nhập khẩu, sản xuất, kho hàng, vận tải … Nếu theo học ngành Logistics & Quản lý Chuỗi cung ứng, bạn không chỉ có lợi thế so với các sinh viên ngành khác khi tìm việc ở những mảng này, mà còn được tiếp cận các công việc mà những người tốt nghiệp Logistics mới nắm được.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm tại nhiều mảng khác nhau như quản lý xuất, nhập khẩu, quản lý kho vận, chuyên viên phân tích Logistics hay giám đốc kinh doanh, giám đốc phân phối, quản lý vận hành… Địa điểm làm việc cũng rất đa dạng từ các tập đoàn lớn, doanh nghiệp nhỏ, tổ chức phi lợi nhuận cho đến các tổ chức chính phủ.

Trở thành “công dân toàn cầu”

Rất nhiều vị trí trong ngành Logistics & Quản lý Chuỗi cung ứng cho bạn cơ hội được đi công tác, có thể là đi công tác nước ngoài. Mặc dù đây là những chuyến đi giải quyết công việc nhưng nó sẽ góp phần mở rộng kiến thức và kinh nghiệm của bạn một cách đáng kể. Mặc dù những chuyến đi này tập trung nhiều vào công việc, đây cũng là cơ hội để bạn khám phá vùng đất mới hay xa hơn là làm quen dần với lĩnh vực kinh doanh quốc tế.

Không ít người bắt đầu sự nghiệp với ngành này thừa nhận họ có thể nhanh chóng gặt hái những kinh nghiệm trong ngành kinh doanh quốc tế để phát triển kỹ năng hoặc mở ra cơ hội mới. Ngoài ra, bạn sẽ có cơ hội thuyên chuyển đi làm việc ở nước khác trong một thời gian dài, hoặc định cư tại đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng mong muốn di chuyển thường xuyên, thực tế chứng minh nhiều người muốn một công việc ổn định tại địa phương. Điều này có thể trong lĩnh vực Logistics. 

Mức độ “thỏa mãn” nghề nghiệp cao

Ngoài cơ hội việc làm cao và mức lương khá so với các ngành khác, nhiều chuyên gia ngành Logistics & Quản lý Chuỗi cung ứng theo đuổi công việc trong ngành hàng chục năm vì họ cảm thấy được thỏa mãn và đền đáp. Một cuộc khảo sát vào năm 2012 của Council of Supply Chain Management Professionals cho thấy 79% các chuyên gia Logistics hài lòng với việc làm của mình. Họ cho rằng bản chất công việc năng động là yếu tố làm họ muốn tiếp tục theo đuổi ngành nhất.

Sự đa dạng trong công việc cũng như sự giao thoa giữa các khía cạnh nhanh và chậm luôn giữ cho công việc Logistics thú vị, năng động. Bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều đối tác, từ những công ty cung cấp nguyên vật liệu, vận chuyển, đến các khách hàng với yêu cầu về dịch vụ và tính chất dự án khác nhau.

Vì những lý do trên, ngành Logistics & Quản lý Chuỗi cung ứng hiện đang được đào tạo tại rất nhiều trường trong cả nước với nhiều trình độ khác nhau. Hiện nay ngành Logistics & Quản lý Chuỗi cung ứng được đào tạo chuyên nghiệp tại khá nhiều trường đại học như  Trường ĐH Hàng Hải Việt Nam, Trường ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam, Trường Đại học Nguyễn Trãi,…

Tại Đại học Nguyễn Trãi còn áp dụng hình thức XÉT TUYỂN HỌC BẠ THPT đối với chuyên ngành Logistics & Quản lý Chuỗi cung ứng thuộc khối ngành Quản trị kinh doanh. Đây sẽ là lựa chọn đáng tham khảo cho những bạn trẻ yêu thích ngành Logistics & Quản lý Chuỗi cung ứng ứng đầy triển vọng này.

Xem thêm tại đây.