Kiến trúc Nội thất là gì? Ra trường làm gì?

08/03/2022

Trước khi tìm hiểu về chuyên ngành Kiến trúc Nội thất chúng ta sẽ cần tìm hiểu xem ngành Kiến trúc là gì và ngành Nội thất là gì?

Ngành Kiến trúc:

Là ngành đặc thù nằm giữa hai lĩnh vực nghệ thuật và kỹ thuật liên quan đến việc tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc. Công việc của một kiến trúc sư là thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức, cấu trúc của một công trình và cung cấp những giải pháp về kiến trúc ở các lĩnh vực xây dựng khác nhau xuất phát từ nhu cầu thực tế về nơi ở, vui chơi, làm việc, đi lại,… của con người.

 

Thiết kế nội thất:

Là ngành tổng hợp của nghệ thuật, mỹ thuật và khoa học kỹ thuật dựa trên sự phối hợp hài hòa màu sắc, ánh sáng, thẩm mỹ kiến trúc, các vật trang trí để tổ chức không gian sống, không gian làm việc, không gian thư giãn,… sao cho đẹp, phù hợp và hiệu quả đối với các hoạt động của con người được xảy ra ở đó, đáp ứng nhu cầu của những người sử dụng không gian.

 

Kiến trúc Nội thất là gì? Ra trường làm gì?

Đây là một câu hỏi rất nhiều bạn học sinh, phụ huynh thắc mắc khi tìm hiểu về khối ngành Mỹ thuật ứng dụng. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để hiểu rõ về chuyên ngành Kiến trúc Nội thất nhé !!!

 

Kiến trúc Nội thất là gì?

Kiến trúc Nội thất là một chuyên ngành của ngành Kiến trúc. Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng đó là sự kết hợp giữa ngành Kiến trúc và ngành Nội thất. Bởi vì khi theo học ngành Kiến trúc Nội thất bạn sẽ có văn bằng Kiến trúc sư trong khi nếu theo học ngành Thiết kế Nội thất bạn chỉ có bằng cử nhân. Sau tốt nghiệp ra trường ngàng Kiến trúc Nội thất bạn vừa có thể thiết kế kiến trúc tổng thể bên ngoài vừa có thế thiết kế được những chi tiết nội thất bên trong công trình.

 

Kiến trúc Nội thất học những gì?

Khi theo học ngành Kiến trúc Nội thất tại môi trường Đại Học Ứng Dụng – Đại Học Nguyễn Trãi bạn sẽ được đào tạo những kiến thức sau:

  1. Kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch
  2. Kỹ năng sáng tác và thể hiện
  3. Khả năng thuyết trình, đàm phán, làm việc nhóm và làm việc độc lập
  4. Trình độ ngoại ngữ và tin học đảm bảo chuyên môn nghề nghiệp
  5. Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, sức khỏe tốt…
  6. Thái độ nghiêm túc và cầu thị trong công việc.

Thời gian đào tạo trong bao lâu?

Hiện tại trường Đại học Nguyễn Trãi là một trong ba trường duy nhất tại Việt Nam đào tạo chuyên ngành Kiến trúc Nội thất với khối lượng kiến thức toàn khóa là 170 tín chỉ chưa bao gồm phần nội dung về giáo dục thể chất. Thời gian để bạn có thể hoàn thành số tín chỉ này sẽ kéo dài khoảng từ 4 đến 5 năm bao gồm cả thời gian thực tế thực tập.

Học Kiến trúc Nội thất ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp tại Đại học Nguyễn Trãi Hà Nội, người học sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm cần thiết để có thể hành nghề ngay ở môi trường thực tế.

Sinh viên Kiến trúc Nội thất sau khi ra trường sẽ làm việc tại các công ty tư vấn kiến trúc và xây dựng; tham gia hoặc mở các văn phòng tư vấn riêng, làm việc trong các cơ quan quản lý các cấp, các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ và các cơ sở đào tạo về kiến trúc xây dựng; có khả năng tiếp tục học cao học hay nghiên cứu sinh trong và ngoài nước.

Ngoài ra sinh cử nhân Kiến trúc Nội thất cũng có thể tham gia các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng, tại các công trình và đơn cị sản xuất trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng. Làm việc tại các cơ quan quản lý có liên quan đến ngành kiến trúc, quy hoạch và xây dựng đô thị. Giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng.

Với những điều đã trình bày, có lẽ “Ngành Kiến trúc Nội thất là gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Kiến trúc Nội thất không, ngành Kiến trúc Nội thất xét tuyển những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành Kiến trúc khoảng bao nhiêu,… hãy liên hệ trường Đại học Nguyễn Trãi ngay để được tư vấn chi tiết nếu bạn thực sự mong muốn theo đuổi ngành này  và trở thành một Kiến trúc sư thành công trong tương lai.