Khoa Tài chính – Kế toán

Khoa Tài chính – Kế toán tiền thân là Khoa Tài chính – Ngân hàng và Kế toán trường Đại học Nguyễn Trãi được thành lập theo Quyết định số 43/QĐ-NTU ngày 03/07/2009. 

Mục tiêu đào tạo đầu ra ngành Kế toán:

  • Sinh viên tốt nghiệp được trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, về pháp luật kinh tế, về quản lý tài chính, về tổ chức và thực hành nghiệp vụ kế toán, kiểm toán; có khả năng nghiên cứu, góp phần đổi mới, hoàn thiện các chính sách, chuẩn mực, chế độ về kế toán, kiểm toán; có trình độ ngoại ngữ, tin học đủ để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn và đáp ứng chuẩn đầu ra của trường ĐH Nguyễn Trãi.
  • Sinh viên tốt nghiệp thực hiện được các kỹ năng như: các kỹ năng thuộc nghiệp vụ Kế toán; kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch; kỹ năng thuyết trình và đàm phán; kỹ năng làm việc nhóm… và có tối thiểu 5 chứng chỉ kỹ năng mềm do trường ĐH Nguyễn Trãi cấp.
  • Sinh viên được rèn luyện toàn diện về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe và phong cách giao tiếp văn hóa.
  • Sinh viên tốt nghiệp có năng lực làm việc ở các loại hình doanh nghiệp và các bộ phận chức năng kế toán – kiểm toán tại các Bộ, Ngành và các cơ quan nhà nước khác, có khả năng học tiếp sau Đại học để lấy bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ.

Vì sao nên học Kế toán tại NTU:

  • Mô hình đào tạo Đại học ứng, dụng với 70% thực hành, 30% lý thuyết
  • Năm Hai có cơ hội tham gia thực tập hưởng lương lên đến 30 triệu / tháng tại Nhật Bản, thời gian thực tập từ 6 tháng đến 1 năm. Sau khi tốt nghiệp được giới thiệu sang Nhật Bản làm việc với thời hạn từ 3 đến 5 năm
  • Đội ngũ thầy cô giảng viên phần lớn đến từ doanh nghiệp với kinh nghiệm thực chiến cao
  • Cơ sở vật chất dạy và học theo mô hình Văn phòng doanh nghiệp, được trang bị 100% máy lạnh, tivi/màn chiếu, internet – wifi chất lượng cao,…
  • Sĩ số lớp học nhỏ, khoảng 30-50 sinh viên/lớp, tạo sự thân thiện và hiệu quả trong giảng dạy và học tập
  • Được học tập và trải nghiệm tại doanh nghiệp ngay từ năm hai, giúp sinh viên có được nhiều kinh nghiệm thực tế, có thể thực chiến với công việc ngay khi ra trường
  • Chuẩn ngoại ngữ đầu ra: Giao tiếp thành thạo 2 ngoại ngữ trong số 3 ngoại ngữ phổ biến hiện nay tại Việt Nam bao gồm tiếng Nhật và chọn một trong hai “Tiếng Anh hoặc tiếng Hàn”
  • Được trang trang bị 4 bộ kỹ năng mềm thiết yếu cho thời đại hội nhập
    Sinh viên Kế Toán – Đại học Nguyễn Trãi tại giảng đường doanh nghiệp
    Sinh viên Kế Toán – Đại học Nguyễn Trãi tại giảng đường doanh nghiệp

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp:

Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Vì vậy thị trường việc làm của nghề này rất rộng lớn. Hãy làm một phép tính nhỏ: Cho đến năm 2018, tỷ lệ việc làm của lĩnh vực kế toán tăng trưởng khoảng 22% mỗi năm. Hàng tháng nước ta có hàng nghìn doanh nghiệp được thành lập, trung bình mỗi doanh nghiệp cần 2-6 kế toán viên. Như vậy, cơ hội việc làm của ngành Kế toán là vô cùng rộng lớn và đa dạng.

Người học ngành Kế toán có rất nhiều lựa chọn hấp dẫn về việc làm. Tốt nghiệp ra trường, có thể đảm nhận các vị trí như :

  • Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính;
  • Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ;
  • Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, Quản lý tài chính;
  • Nghiên cứu, Giảng viên, Thanh tra kinh tế…

Tố chất nào phù hợp với ngành Kế toán:

Để trở thành một kế toán viên xuất sắc đòi hỏi bạn phải trải qua quá trình rèn luyện gian khổ, nỗ lực hết mình. Hành trang cần thiết cho bạn để đến với nghề kế toán là đức tính trung thực, khách quan, chăm chỉ, cẩn thận và tỉ mỉ.

Ngoài ra để đi được trên con đường này bạn cần rèn luyện thêm khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, kỹ năng tin học, và kỹ năng ngoại ngữ.

Sinh viên Kế Toán – Đại học Nguyễn Trãi tại giảng đường doanh nghiệp

PHƯƠNG THỨC ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN

+ Tốt nghiệp THPT;
+ Hạnh kiểm xếp loại Khá trở lên;
+ Ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển:

Phương thức 1: Xét theo điểm kỳ thi THPTQG

Dựa vào kết quả học tập của cả năm lớp 12.
Tổng Điểm trung bình các môn học theo khối tổ hợp môn xét tuyển cả năm lớp 12 ≥ 18.0 điểm

Hoặc dựa vào kết quả học tập của 5 HK: HK1, HK2 lớp 10 và lớp 11; HK1 lớp 12 ≥ 90

Phương thức 2: Xét kết quả học bạ THPT

+ Tổng điểm tổ hợp 3 môn xét tuyển ≥ 15.0 điểm

>> Đăng kí xét tuyển Ngành Kế Toán