Lễ khai trương Edutech Business Center Edutech Seminar

14/10/2022

Sáng ngày 13/10/2022 Trường Đại học Nguyễn Trãi cùng các đối tác: “Time Education C&P, Taekwondo (Global Point), K-Beauty (Korea Open Cyber University), Đào tạo coding/IT (Ubion)” đã tổ chức thành công “LỄ KHAI TRƯƠNG EDUTECH BUSINESS CENTER EDUTECH SEMINAR”.

Lễ khai trương Edutech Business Center Edutech Seminar

Phát triển công nghệ giáo dục tích hợp để tiến vào thị trường giáo dục Đông Nam Á (Tham khảo chính sách Hướng Nam mới của HQ)

Bộ Thương Mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đã phát động “Dự án Phát triển kỹ thuật công nghiệp trọng điểm” năm 2020 lần thứ nhất, đảm nhiệm bởi Viện Quản lý và Kiểm nghiệm Kỹ thuật Hàn Quốc (KEIT). Dự án có cơ quan chủ quản là Công ty giáo dục TIME Education C&P và các đơn vị hợp tác Global Point, Ubion, Open Cyber University of Korea (Đại học Mở Cyber HQ), Hiệp hội công nghiệp Edutech Hàn Quốc, Viện Thiết kế Chấn hưng Busan (DCB) và Đại học Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam. Dự án tập trung phát triển các dịch vụ giáo dục tích hợp dựa trên công nghệ giáo dục (Edutech) cơ bản, với mục tiêu hướng tới các quốc gia “Nam mới” và gia nhập vào các thị trường giáo dục này.

Nhiệm vụ của dự án được chỉ định là: “Phát triển nội dung giáo dục tích hợp K-EDU về làn sóng dựa trên nền tảng AI, VR cơ bản; và chứng thực mô hình kinh doanh mới dành cho các nghiệp đoàn “hướng Nam mới” thông qua thành lập Trung tâm phát triển kinh doanh tại nước mục tiêu.” Dự án mang mã số 2008976, kéo dài từ 1/5/2020 đến 31/12/2022. Tổng mức đầu tư cho dự án là 1,8 tỷ won (~34,6 tỷ VND).

Công ty chủ quản và các cơ quan hợp tác tham gia phát triển nội dung công nghệ giáo dục tích hợp về làn sóng Hallyu như các nội dung về K-Pop (Time Education C&P), Taekwondo (Global Point), K-Beauty (Korea Open Cyber University), Coding (Ubion), kiểm định thiết kế (Viện Thiết kế Chấn hưng Busan). Trường Đại học Nguyễn Trãi, cơ quan thành viên nước ngoài duy nhất tham gia dự án đảm nhận vai trò hỗ trợ nội địa hoá nội dung công nghệ giáo dục, tìm kiếm kênh ngạch phát triển tiềm năng nội địa và cung cấp Trung tâm phát triển kinh doanh tại bản địa. Cho đến nay, Đại học Nguyễn Trãi đã hai lần tiến hành nghiên cứu thị trường bản địa về công nghệ giáo dục, khảo sát người dùng về giáo dục K-Edu để hỗ trợ các thành viên đối tác trong việc phát triển nội dung phù hợp. Tuy do tình hình dịch bệnh Corona diễn biến phức tạp, dự án chưa thể trực tiếp triển khai ở Việt Nam, Đại học Nguyễn Trãi vẫn luôn tích cực tham gia hỗ trợ việc nghiên cứu thị trường, phát triển nội dung, thử nghiệm người dùng, bản địa hoá và mở rộng mạng lưới các cơ quan quan tâm tới công nghệ giáo dục tại thị trường Đông Nam Á. Khảo sát thị trường năm 2021 do nhóm dự án Edutech Busan của Đại học.

Nguyễn Trãi đã cho thấy hiện trạng thực tế về giáo dục văn hoá Hàn Quốc như K-Sport, K-pop Dance, K-Beauty, AI/Thực tế ảo/Thiết kế tại Việt Nam, cũng như thị trường game, chế tác đồ chơi, các công ty đối thủ cạnh tranh, v..v.. Vào năm thứ 3 của dự án (năm 2022), dự kiến trung tâm phát triển kinh doanh sẽ được khai trương tại Việt Nam với mục đích quảng bá các nội dung công nghệ giáo dục liên quan đến làn sóng Hallyu mà dự án đang phát triển tới các công ty và nghiệp đoàn trong thị trường công nghệ giáo dục Việt Nam. Dự án cũng đề ra mục tiêu giúp sinh viên Việt Nam có thể nuôi dưỡng những kỹ năng và năng lực cần thiết cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trường Đại học Nguyễn Trãi cũng sẽ không ngừng đầu tư và dành mọi tâm huyết, nỗ lực để thành lập Trung tâm phát triển kinh doanh tại Hà Nội, giúp dự án công nghệ giáo dục Edutech có thể phát triển và lan toả sâu rộng hơn bao giờ hết.

TS. Nguyễn Tiến Luận – Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Trãi phát biểu trong chương trình

[Thông tin các bên tham gia]

  1. Time education C&P (cơ quan chủ quản) : https://www.t-ime.com/ TIME (Totally Integrated Multiplatform Education) là doanh nghiệp chuyên về giáo dục lớn nhất Hàn Quốc, chuyên cung cấp dịch vụ giáo dục kết hợp online và offline, lấy học sinh làm trung tâm.
  2. Globe Point: http://vrware.co.kr/default/ – doanh nghiệp sản xuất nội dung giáo dục VR/AR
  3. Ubion: http://www.ubion.co.kr/ubion/ doanh nghiệp giáo dục trọn đời E-learning tiêu biểu của Hàn Quốc
  4. Open cyber university of Korea: https://www.ocu.ac.kr/ – Đại học cyber đầu tiên của Hàn Quốc, được thành lập với mục tiêu bồi dưỡng những nhân tài vừa có tư cách, vừa có tri thức mang tính ứng dụng cao thông qua giáo dục mở để xây dựng một xã hội dựa trên tri thức
  5. Hiệp hội công nghiệp Edutech: http://www.ketia.kr – Để chào đón thời kỳ cách mạng giáo dục và cách mạng 4.0, hiệp hội đã được thành lập với kế hoạch nhằm phát triển ngành công nghiệp chung và trao đổi thông tin giữa các hội viên, giúp phát triển, bồi dưỡng thành những doanh nghiệp dịch vụ tri thức; và thúc đẩy sự phát triển của E-learning, Edutech để xây dựng một hệ thống hỗ trợ giáo dục trọn đời cho người dân, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia trong xã hội thông tin tri thức
  6. Viện Thiết kế Chấn hung Busan: https://www.dcb.or.kr/main/ – Cơ quan nhà nước trực thuộc thành phố Busan, được thành lập để thúc đẩy nền công nghiệp thiết kế phục vụ cho sự phát triển xã hội và công nghiệp của thành phố Busan, Ulsan, tỉnh Kyungsangnam.
  7. Đại học Nguyễn Trãi (bổ sung nội dung giới thiệu)

[Tài liệu tham khảo]

Giám đốc Lee Gil Ho của Time Education C&P: “Bây giờ chính là thời điểm phát triển của K-edu”

“Sự phát triển dịch vụ giáo dục của Hàn Quốc sẽ bùng nổ từ bây giờ. Nếu như dịch vụ giáo dục trong nước đã thành công khắc phụ khó khăn khi đối mặt với Covid-19 thì bây giờ đến lượt thị trường quốc tế.”

Giám đốc Lee Gil Ho của Time Education C&P đã bày tỏ kế hoạch ra mắt dịch vụ giáo dục thông minh kết hợp thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), internet vạn vật (IoT) trên thị trường quốc tế. Việc này đang được trông đợi sẽ trở thành mô hình hệ sinh thái mới, nơi các doanh nghiệp cùng hợp tác, tồn tại trong thị trường giáo dục Hàn Quốc bằng cách hợp tác với các công ty khởi nghiệp.

Cho đến tháng 7 năm nay, doanh nghiệp giáo dục Time Education đã điều hành Time Education C&P chuyên đảm nhiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế, các platform, nội dung giáo dục (phát hành) và các học viện. Giám đốc Lee Gil Ho của Time Education C&P cũng đang giữ chức Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp Edutech Hàn Quốc.

Giám đốc Lee cũng đã phát biểu: “Chúng tôi đã phân chia thành những công ty con để có thể ứng phó được với thị trường quốc tế đang thay đổi nhanh chóng. Việc thu hút đầu tư bên ngoài hay thành lập liên doanh với cơ cấu đơn giản chính là một mắt xích quan trọng trong kế hoạch phát triển trung dài hạn.”

Vào năm ngoái, giám đốc Lee cũng đã đi đầu trong việc tổ chức Hội nghị Edutech Châu Á (AES – Asia Edutech Summit) nhằm phát triển ngành công nghiệp Edutech ở châu Á. Đây là một hội nghị nhằm thúc đẩy sự hợp tác và giao lưu giữa các cơ quan, doanh nghiệp Edutech châu Á, mà dẫn đầu là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản. Đã có hơn 50 doanh nghiệp tham gia. Tháng 11 năm nay, “Giải thưởng E-learning quốc tế AES lần 1” cũng đã được tổ chức. Time Education C&P đã được giải vàng với dịch vụ nội dung đào tạo toán cho trẻ em “Factosulle”.

Time Education C&P có kế hoạch thể hiện sự ưu việt của thương hiệu “K-Edu” trên thị trường giáo dục quốc tế với dịch vụ giáo dục thông minh. Ngoài những thị trường vốn có như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, công ty cũng đang xuất khẩu sản phẩm giáo dục sang những nước đang phát triển như Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ. Họ vốn xuất khẩu chủ yếu các chương trình hoặc nội dung giáo dục. Từ năm ngoái, công ty cũng đã tham gia vào sự thay đổi kỹ thuật số kết hợp công nghệ tiên tiến để liên tục tăng cường sức cạnh tranh.

Giám đốc Lee phát biểu: “Time Education đang tạo ra dịch vụ bằng cách kết hợp bí quyết và các nội dung giáo dục mà chúng tôi tích lũy trong thời gian dài với kỹ thuật và ý tưởng của các công ty khởi nghiệp.”

Time Education C&P có kinh nghiệm trong việc phát triển dịch vụ giáo dục hybrid. Trước đây, họ đã được giải vàng trong cuộc thi E-learning quốc tế AES với sản phẩm “Factosulle”. Đây là một nội dung kết hợp online-offline và sử dụng giáo trình, giáo cụ cùng app di động.

Time Education C&P đã chú trọng vào nghiên cứu và phát triển (R&D) với khởi đầu là Factosulle. Công ty đang giải quyết bài toán “phát triển dịch vụ giáo dục và đồ chơi trẻ em thông minh với cơ sở là Internet vạn vật (IoT) để quản lý quá trình học tập cá nhân và việc học tự phát qua trò chơi của trẻ em” với sự hỗ trợ của Cơ quan quản lý đánh giá kĩ thuật công nghiệp Hàn Quốc và Bộ Tài nguyên, thương mại và công nghiệp. Đây là việc phát triển dịch vụ giáo dục và đồ chơi thông minh trên cơ sở nội dung của chương trình giáo dục mẫu giáo. Mục tiêu của giám đốc Lee chính là tạo nên những nền tảng cung cấp việc quản lý, phân tích, đề xuất quá trình học cá nhân cho thị trường quốc nội và khai phá thị trường giáo dục quốc tế nhằm thúc đẩy việc quốc tế hóa K-edu.

Time Education C&P có kế hoạch mở rộng việc kinh doanh Learning center ứng dụng dịch vụ giáo dục on-offline tại Trung Quốc vào năm tới. Giám đốc Lee đã nhấn mạnh: “Trong năm qua, chúng tôi đã đạt được những phản ứng tốt trong các trường thí điểm. Vì chúng tôi đã có nền tảng kinh doanh ở Trung Quốc nên năm sau chúng tôi sẽ đẩy nhanh tốc độ bằng những nội dung mạnh mẽ hơn.”

Đại diện ĐH Nguyễn Trãi cùng các doanh nghiệp chụp ảnh lưu niệm

(Đại học Nguyễn Trãi là thành viên chính thức của Asia Edutech Summit từ Tháng 8, 2021 và là đại diện của AES tại Việt Nam, chịu trách nhiệm quảng bá sức ảnh hưởng của AES và thu nạp các thành viên mới tại thị trường tại Việt Nam thông qua quy trình cụ thể)

Nhà báo Kim Myung Hee noprint@etnews.com

  • 부산디자인진흥원 2021 11 뉴스레터 :

https://www.dcb.or.kr/01_news/?mcode=0401030000&mode=2&no=11101&page=1&hd=%EB%89%B4%EC%8A%A4%EB%A0%88%ED%84%B0https://www.dcb.or.kr/01_news/?mcode=0401030000&mode=2&no=11101&page=1&hd=%EB%89%B4%EC%8A%A4%EB%A0%88%ED%84%B0

Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước thâm nhập thị trường Việt Nam qua “dự án phát triển thiết kế thâm nhập thị trường Edutech của các nước đang phát triển”

Báo cáo điều tra thị trường Việt Nam về các yếu tố K-edu và các doanh nghiệp cạnh tranh, các doanh nghiệp liên quan kết hợp nghiên cứu cùng Đại học Nguyễn Trãi đã được phát hành.

Viện chấn hưng thiết kế Busan đã phát hành “Báo cáo điều tra thị trường Việt Nam về K-education” nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước thâm nhập thị trường Việt Nam.

Báo cáo lần này là kết quả nghiên cứu chung với trường ĐH Nguyễn Trãi. Trong báo cáo có kết quả điều tra về các loại hình doanh nghiệp và sản phẩm cạnh tranh ở thị trường Việt Nam liên quan đến sản xuất đồ chơi, game, giáo dục lập trình và những chủ đề liên quan đến văn hóa Hàn Quốc như K-sport, K-beauty, K-pop, AI/VR/Design.

Từ năm 2020, Viện chấn hưng thiết kế Busan đã cùng trường ĐH Nguyễn Trãi và 5 cơ quan Edutech trong nước (Time Education C&P, Open cyber university of Korea, Ubion, Globe Point, Topik Korea) thúc đẩy “Dự án phát triển thiết kế thâm nhập thị trường Edutech của các nước đang phát triển”.

Ngoài ra, mỗi năm Viện đều phát hành báo cáo điều tra thị trường Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp, sản phẩm cạnh tranh và những chủ đề liên quan đến văn hóa Hàn Quốc. Viện cũng có kế hoạch tiến hành hỗ trợ thiết kế gói quảng bá, hỗ trợ marketing, tư vấn thâm nhập thị trường nước ngoài cho những doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường Việt Nam vào năm 2022.

Trưởng phòng kinh doanh Choi Ki Soo đã phát biểu: “Thị trường Việt Nam được đánh giá là thị trường Edutech triển vọng với tỉ lệ trẻ em dưới 14 tuổi khá cao. Vì các chương trình Edutech đã phát hành ở Việt Nam còn ở giai đoạn đầu, nên chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát huy tính cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam sớm nhất.”