“100% sinh viên Kiến trúc NTU đều có việc làm khi ra trường”

08/03/2022

TS.KTS Hoàng Văn Trinh – Phó Hiệu trưởng kiêm Trưởng Khoa Kiến trúc – Xây dựng môi trường, Trường Đại học Nguyễn Trãi (NTU) chia sẻ, các sinh viên Kiến trúc NTU ra trường đều nhanh chóng tìm được việc làm đúng ngành nghề đào tạo và dần tạo lập được sự nghiệp của riêng mình.

TS.KTS Hoàng Văn Trinh

 PV: Thưa Thầy, một KTS giỏi thường hội tụ những tố chất gì?

TS.KTS Hoàng Văn Trinh:  Kiến trúc là một loại hình nghệ thuật ứng dụng, nghĩa là một loại sản phẩm có chức năng sử dụng theo phương diện vật chất (Ngôi nhà phải tiện nghi để ở, để sinh hoạt, lao động sản xuất … nhưng qua đó lại phản ánh giá trị tinh thần (ngôi nhà cần phải đẹp, đẹp về tỉ lệ, bố cục, về vật liệu, màu sắc …) 2 giá trị này có thể được coi như 2 mặt của nội dung và hình thức luôn song hành, tồn tại trong 1 công trình kiến trúc.

Ví dụ: Vẻ đẹp của một cơ quan công quyền thì đòi hỏi uy nghi – vững vàng – bề thế…Trong khi đó, yêu cầu hình thức của 1 câu lạc bộ thiếu nhi lại cần trẻ trung, năng động, luôn cuốn hút các bạn nhỏ …

Như vậy, để tạo nên những tác phẩm kiến trúc, sinh viên kiến trúc/kiến trúc sư tương lai phải có đầu óc khoa học và khả năng thực thi những ý tưởng sáng tạo của mình.

Trong đào tạo kiến trúc sư – luôn đồng bộ quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng lĩnh vực nghề cùng với việc phát hiện, nuôi dưỡng năng lực sáng tạo của sinh viên kiến trúc. Một sinh viên kiến trúc giỏi luôn là tiền đề của một kiến trúc sư tương lai tài danh!

_DSC0145

TS.KTS Hoàng Văn Trinh hướng dẫn đồ án cho sinh viên

PV:  Theo mô hình đào tạo gắn với doanh nghiệp, chương trình học của khoa Kiến trúc sẽ được đổi mới như thế nào?

TS.KTS Hoàng Văn Trinh:  Hoàn toàn đồng tình với quan điểm quá trình đào tạo kiến trúc sư cần gắn với thực tiễn – tính thực tiễn. Điều này được thể hiện qua các nội dung:

+ Gắn các môn lý thuyết vào từng đồ án cụ thể (Kết quả môn lý thuyết được thông qua trong đồ án kiến trúc)

+ Tăng cường những môn thuộc kỹ năng thực hành (mỗi đồ án kiến trúc có thêm phần tiếp theo là triển khai lập bản vẽ kỹ thuật thi công )

+ Đồ án kiến trúc luôn gắn với bối cảnh thực tiễn ( Khoa liên kết với 1 số cơ quan, tổ chức hành nghề: Sở Xây dựng Bắc Ninh, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Công ty tư vấn Đại học Kiến trúc Hà Nội, Công ty HAAI … và các văn phòng kiến trúc sư uy tín … về việc bổ sung, điều chỉnh đề tài, thực địa đất xây dựng, làm quen với môi trường hành nghề thực tế. Đã có những đồ án phục vụ xã hội như Đồ án Quy hoạch trung tâm các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ( theo mô hình xây dựng nông thôn mới ) của sinh viên khóa 11 KTR thực hiện năm 2014, có chất lượng tốt có nhiều ý tưởng sáng tạo mới và tính khả thi cao.

Với chương trình đào tạo toàn khóa 160 tín chỉ, sinh viên có thể đăng ký học đồng thời các môn hoặc trong kỳ hè để rút ngắn thời gian học tập, thực hiện đồ án tốt nghiệp ra trường sớm.

PV: Sinh viên Kiến trúc NTU sẽ thực tập như thế nào, ở đâu?

TS.KTS Hoàng Văn Trinh : Quá trình đào tạo KTS theo chương trình khung có 3 thời điểm thực tập:

+ Thực tập công nhân: Vào năm thứ 2, sinh viên phải tới các công trường xây dựng làm việc, bước đầu làm quen với các công việc mà sau này nghề KTS phải luôn gắn kết như tổ chức mặt bằng thi công, công tác về côppa, đổ bê tông, về xây, trát, hoàn thiện … ở đây  có vai trò của người kiến trúc sư trong quá trình thi công xây dựng.

+ Thực tập nghề: Vào khoảng năm thứ 3 sinh viên đã kinh qua một số đồ án kiến trúc ( ở dạng Hồ sơ A) cần có nội dung triển khai hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thi công … có thể ở trường  ( do các giảng viên có văn phòng tư vấn hoặc mời các văn phòng tư vấn có uy tín tham gia)

+ Thực tập tốt nghiệp: Cuối năm thứ 4 sau đồ án K10 ( đồ án tư cách) – Mục đích: Tổng hợp kiến thức, kỹ năng, gắn với thực tiễn nghề, nhằm nghiên cứu sâu, triển khai hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công đồ án K10. Và chuẩn bị những nội dung phục vụ đồ án tốt nghiệp sắp tới ( đề tài, đất xây dựng như tài liệu tham khảo …)

Các giảng viên hướng dẫn thực tập tốt nghiệp khoa mời là những kiến trúc sư hành nghề uy tín đồng thời có kinh nghiệm hướng dẫn đồ án tốt nghiệp.

  • Thực tế, nếu kết quả đồ án K10 tốt, có thể tiếp tục chuyển sang đồ án tốt nghiệp là rất hiệu quả. Sinh viên sẽ có thêm điều kiện về thời gian và công sức nghiên cứu. Đồ án sẽ chuyên sâu cả về kỹ thuật, nghệ thuật và hoàn thiện khả năng diễn trình.
  • Đồ án tốt nghiệp: Đề tài do sinh viên có nguyện vọng đăng ký, đồng thời cũng là sở trường, định hướng chuyên sâu của sinh viên hành nghề sau này.

_DSC0391Các thầy cô khoa Kiến trúc NTU chụp ảnh lưu niệm cùng các tân cử nhân K12 KTR

PV:  Tỷ lệ % sinh viên Kiến trúc ra trường có việc làm?

TS.KTS Hoàng Văn Trinh: Khoa Kiến trúc NTU đã đào tạo được nhiều khóa sinh viên. Hầu hết đều làm theo nghề và dần tạo lập công việc cho mình, có em ngay từ năm thứ 2 đã vừa học vừa làm ở 1 văn phòng tư vấn kiến trúc uy tín. Hiện tại, có em đã vào được cơ quan nhà nước ( Văn phòng tư vấn VNCC – Bộ Xây dựng ) hay tổ chức tư nhân hoặc có em tự đứng ra lập văn phòng tư vấn kiến trúc riêng của mình.

Nói chung là các em ra trường đã trưởng thành, tự tin, đam mê nghề, luôn cần mẫn lao động. Đây là chìa khóa của thành công!

Đôi nét về TS.KTS Hoàng Văn Trinh

Phó Hiệu trưởng kiêm Trưởng khoa Kiến trúc – Xây dựng môi trường Trường Đại học Nguyễn Trãi

  • Bằng hành nghề KTS hạng 1 – 1991
  • Nguyên chủ nhiệm Bộ môn Kiến trúc công trình công cộng hệ Đại học/ sau Đại học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
  • Giám đốc xưởng 2: Công ty tư vấn Kiến trúc HAAI, Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
  • Hướng dẫn Đồ án tốt nghiệp hàng trăm KTS ( trong đó có 12 sinh viên đạt giải quốc gia Loa Thành ) và hàng chục thạc sĩ.
  • Chủ trì thiết kế các công trình: các trụ sở cơ quan, nhà ở, trường học, khách sạn, nhà văn hóa, xưởng sản xuất …
  • Thành tích đạt được:

Huy chương “ Vì sự nghiệp giáo dục” – 1996

Huy chương “ Vì sự nghiệp Xây dựng” – 1998

Huy chương “ Vì sự nghiệp Kiến trúc” – 2005

Huy chương “ Vì thế hệ trẻ” – 2001

Bằng khen Thủ tướng Chính phủ – 2004

Các bằng khen Bộ trưởng Bộ Xây dựng: 1994, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005 …

NTU