Trải nghiệm văn hóa tại Nhật Bản cùng chương trình thực tập hưởng lương hấp dẫn

01/03/2023

Trường Đại học Nguyễn Trãi (NTU) là một trong những trường đại học ứng dụng uy tín tại Hà Nội. Sinh viên được học tập theo mô hình 70% thực hành, 30% lý thuyết, có cơ hội được thực tập, thực tế và làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia.

Thực tập sinh hưởng lương tại Nhật Bản hấp dẫn thế nào?

Tại NTU, chương trình thực tập hưởng lương tại Nhật Bản là một trong những chương trình hấp dẫn mà rất nhiều sinh viên mong muốn được tham gia. Trở thành thực tập sinh, bạn không chỉ được thực tập hưởng lương mà còn được trải nghiệm văn hóa tại xử sở hoa anh đào từ 06 tháng đến 12 tháng, khi hoàn thành chương trình thực tập được nhận chứng chỉ thực tập sinh quốc tế và khi tốt nghiệp cử nhân tại Trường Đại học Nguyễn Trãi bạn còn có cơ hội làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt quay trở lại làm việc tại Nhật Bản với visa dạng kỹ sư.

Vậy làm thế nào để có thể trở thành thực tập sinh tại Nhật Bản?

Thứ nhất: Bạn cần là sinh viên Trường Đại học Nguyễn Trãi, ngay từ năm thứ 02 đại học bạn đã có cơ hội tham gia thực tập sinh hưởng lương.

Thứ hai: Bạn cần chăm chỉ học tiếng Nhật và tự tin tham gia các đơn phỏng vấn

Thứ ba: Chỉ cần có mục tiêu và sự quyết tâm.

Thực tập sinh NTU trải nghiệm văn hóa “Ngày hội bé gái ở Nhật Bản”

Nguồn gốc lễ hội Hina matsuri

Lễ hội Hina matsuri là một nghi lễ truyền thống tổ chức vào ngày 3/3 hàng năm dành riêng cho các bé gái để cầu chúc các bé lớn lên mạnh khỏe và hạnh phúc. Một số nơi của Nhật vẫn tiến hành nghi lễ theo lịch cũ nên ở đó lễ hội sẽ được kéo dài đến tận ngày 3/ 4.

Nghi lễ Hina matsuri vốn dĩ bắt nguồn từ 1 trong ngũ tiết (Setsuku), không phân biệt trai gái để xua đi bệnh tật và điều rủi. Theo quan niệm của người Nhật, các ngày lẻ trùng với số tháng được gọi là Ngũ tiết là ngày không tốt, vì vậy các lễ trừ tà thường được tổ chức vào những thời điểm này.

Tùy từng điều kiện của gia đình mà số lượng và số tầng của kệ búp bê sẽ khác nhau, nhưng có quy tắc không đổi đó là số kệ là số lẻ, như 3 hay 5. Nhiều bộ búp bê Hina trở thành tài sản quý giá của gia đình, và được làm của hồi môn cho cô dâu khi lấy chồng. Sau đây, mình sẽ trình bày cách bài trí của kệ búp bê 7 tầng theo quy chuẩn.

Ở tầng cao nhất là vua và hoàng hậu, vị trí trái phải tùy thuộc phong tục của vùng, phía sau là bức bình phong dát vàng, hai bên là hai chiếc đèn đứng, ở giữa là mâm cúng kiểu Nhật. Sự bài trí búp bê có sự khác nhau ở vùng Kansai và Kanto. Ở Kansai, khi nhìn từ đối diện thì bên trái là búp bê hoàng hậu, bên phải là búp bê vua. Còn Kanto thì ngược lại, bên trái là búp bê vua, bên phải là búp bê hoàng hậu.

Hình ảnh sinh viên Lưu Thị Hường và Lê Thị Nga – K18NN – Thực tập sinh tại Ishiawa trải nghiệm trang trí tại “Lễ hội bé gái tại Nhật Bản”

Lễ hội Búp bê và sinh viên NTU
Lễ hội Búp bê và sinh viên NTU
Sinh viên NTU tại Nhật bản
Lễ hội Búp bê và sinh viên NTU
Sinh viên NTU tại lễ hội bé gái