[:vi]Tư vấn tuyển sinh báo Dân trí: Đại học ứng dụng – Lời giải cho bài toán thất nghiệp[:]

08/03/2022

[:vi]

Đầu năm 2016, con số 225.500 cử nhân ra trường không tìm được việc làm mà Bộ Lao động thương binh & Xã hội đưa ra khiến xã hội sửng sốt. Vậy giải pháp nào cho bài toán thất nghiệp của cử nhân? Mô hình đại học ứng dụng sẽ là lời giải cho bài toán thất nghiệp này.

Misa day sinh vien

Sinh viên khoa kế toán Đại học Nguyễn Trãi được học trực tiếp với các chuyên gia doanh nghiệp đến từ Công ty CP Misa

Thất nghiệp – vì đâu nên nỗi?

Theo con số thống kê từ Bộ Lao động thương binh & Xã hội, năm 2016, tại Việt Nam có 225.500 cử nhân ra trường không tìm được việc làm. Đặc biệt, trong khi số lượng người thất nghiệp nói chung đang có xu hướng giảm, thì số lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên không có việc làm lại có xu hướng tăng và trở thành nhóm có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong các bậc trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động.

Lãnh đạo tại nhiều doanh nghiệp cho biết: “Không thể phủ nhận ứng viên có học lực giỏi, bằng cấp “đẹp” là một lợi thế so với những người khác – nhưng lợi thế này nằm trong khung đánh giá về tiêu chí kiến thức. Điều quan trọng là 4 yêu cầu khác đi kèm bằng tốt nghiệp đại học như năng khiếu, kỹ năng, đam mê và phong cách làm việc. Tuy nhiên hầu hết nhân sự hiện nay, đặc biệt là nguồn nhân sự mới – sinh viên mới tốt nghiệp đại học, cao đẳng đều thiếu các kỹ năng này”.

Lý giải điều này, Bộ giáo dục cũng như các nhà chuyên môn cho rằng, tình trạng thất nghiệp xuất phát từ công tác tổ chức hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên còn quá sơ sài dẫn đến tình trạng giới trẻ chọn trường chọn nghề theo cảm tính, chứ chưa có sự ý thức, chủ động chọn trường – chọn nghề.

Một nguyên nhân khác là do chương trình đào tạo ở các trường vẫn theo lối tư duy cũ, cộng thêm cơ sở vật chất nghèo nàn khiến sinh viên không có cơ hội phát huy năng lực. Việc học “chay”, “nhồi nhét” lý thuyết chiếm tới gần như 100% thời lượng học dẫn tới hệ quả sinh viên ra trường thiếu kiến thức thực tế, tay nghề chuyên môn không đáp ứng được nhu cầu nhà tuyển dụng, đặc biệt là các kỹ năng từ ngoại ngữ, kỹ năng mềm, kỹ năng nghề không được trang bị đầy đủ.

Thế mới thấy, học thụ động đã làm thui chột nguồn nhân lực chất lượng.

Đại học ứng dụng – Lời giải cho bài toán thất nghiệp?

Được các nước có nền giáo dục hiện đại trên thế giới áp dụng từ khá sớm, đại học ứng dụng hay còn gọi là mô hình POHE là tên viết tắt của cụm từ Professional Oriented Higher Education – Giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng đã trở thành “cứu cánh” giúp giải quyết bài toán thất nghiệp cho sinh viên.

Hafele day sinh vien

Các chuyên gia đến từ Công ty Hafele Việt Nam dạy sinh viên khoa Mỹ thuật ứng dụng các công việc Thiết kế, sản xuất nội thất

Tuy nhiên, do tư duy đổi mới còn khá e dè nên mô hình đại học ứng dụng chưa được các trường đại học tại Việt Nam áp dụng rộng rãi, đây cũng là rào cản khiến các em học sinh sinh viên chưa thể tiếp cận với mô hình đào tạo nhiều ưu việt này.

Vì vậy, để các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên hiểu hơn về mô hình đại học ứng dụng, trường Đại học Nguyễn Trãi phối hợp với báo điện tử Dân trí tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến “Đại học ứng dụng – Giải pháp cho bài toán thất nghiệp của cử nhân” vào ngày 28/6/2016.

TU_VAN_TS

Buổi tư vấn sẽ diễn ra ngày 28/6/2016 trên báo điện tử Dân trí

Trong buổi giao lưu trực tuyến, Ban giám hiệu trường Đại học Nguyễn Trãi sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc liên quan tới mô hình đào tạo đại học ứng dụng, đồng thời gợi mở hướng đi cho các em sinh viên để tránh tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường.

Chính thức áp dụng mô hình Đại học ứng dụng từ năm học 2016-2017, trường Đại học Nguyễn Trãi cam kết 90% sinh viên ra trường sẽ có việc làm ngay. Để làm được điều này, ngoài việc thay đổi chương trình đào tạo với 30% lý thuyết, 70% thực hành, trường Đại học Nguyễn Trãi Đến đã kết nối với hơn 100 doanh nghiệp ngay từ khâu đào tạo cho tới giải quyết việc làm cho sinh viên khi ra trường.

Buổi giao lưu có sự tham gia của đại diện trường Đại học Nguyễn Trãi:

Tiến sỹ Nguyễn Thanh Tùng – Tổng Giám đốc điều hành Trường Đại học Nguyễn Trãi

1

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong ngành Ngân hàng như: Phó Tổng Giám đốc Ocean Bank; Giám đốc Khối kiểm soát tín dụng Techcombank; Thành viên Ban Điều hành – Giám đốc Miền Bắc MDBank; Giám đốc Dự án SME kiêm Giám đốc Khách hàng Doanh nghiệp Hội sở VPBank.

Là người đã thay đổi quan điểm đào tạo của Đại học Nguyễn Trãi từ đào tạo hàn lâm, nặng về lý thuyết sang đẩy mạnh đào tạo ứng dụng, gắn với việc làm, từ năm 2016, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng cùng HĐQT và Ban Điều hành đã định hướng chiến lược phát triển Đại học Nguyễn Trãi, tập trung đào tạo đại học ứng dụng trên nền tảng công nghệ Đại học thông minh – Smart University, thay đổi phương pháp đào tạo từ phương pháp truyền thống – đọc chép sang thành chú trọng đào tạo ứng dụng thực tế, tăng sự trải nghiệm gắn với doanh nghiệp, đảm bảo trang bị cho sinh viên các kỹ năng tốt nhất, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp trong thời đại kinh tế mở và giáo dục cũng mở cửa.

Mô hình mới này sẽ được áp dụng toàn diện từ năm học 2016 – 2017 và đang nhận được sự đồng tình rất cao từ sinh viên, nhà trường và xã hội.

Tiến sĩ Trần Tất Thành – Trưởng Khoa Tài chính – Ngân hàng, Giám đốc dự án Hệ thống công nghệ đào tạo NetGo

Mr Tran Tat Thanh

Sinh năm 1980, bảo vệ thành công học vị Tiến sĩ Kinh tế tài chính trường Đại học Surrey Vương Quốc Anh, Tiến sĩ Trần Tất Thành đã có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tư vấn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại các trường Đại học lớn như Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính,…

Tiến sĩ Nguyễn Tất Thành đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, công bố nhiều bài báo trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và tham gia các dự án tư vấn cho các ngân hàng, doanh nghiệp lớn.

Tham gia đội ngũ ban điều hành của Trường Đại học Nguyễn Trãi, Tiến sĩ Trần Tất Thành hiện đang làm Trưởng khoa Tài chính Ngân hàng, đồng thời cũng là Giám đốc dự án Hệ thống công nghệ đào tạo NetGo – một môi trường học tập theo phương thức hoàn toàn mới với 70% thời lượng học online, đáp ứng nhu cầu học tập, nhận bằng Đại học chính quy của Đại học Nguyễn Trãi mà không mất quá nhiều thời gian lên lớp.

Hệ thống công nghệ đào tạo NetGo đã ra mắt vào 31/5/2016 và đang tiến hành hoàn thiện hệ thống chương trình, bài giảng để giới thiệu tới các học viên có nhu cầu.

Thạc sỹ Trần Văn Quyến – Trưởng phòng Kinh doanh Cao đẳng nghề Nguyễn Trãi

Mr Tran Van Quyen

Hiện Thạc sĩ Trần Văn Quyến giữ vị trí Trưởng phòng Kinh doanh cao đẳng nghề Nguyễn Trãi, trực thuộc hệ thống giáo dục Nguyễn Trãi, Thạc sỹ Trần Văn Quyến đã có kinh nghiệm 15 năm công tác trong lĩnh vực dạy nghề và quản lý chất lượng đào tạo nghề,…

Với phương châm “đào tạo theo vị trí việc làm”, Cao đẳng nghề Nguyễn Trãi thực hiện đào tạo sinh viên thành những người thợ lành nghề trong từng lĩnh vực như: làm đẹp, thẩm mỹ, đồ họa, ẩm thực,…

– Theo Dân trí – 

[:]